CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LOGISTICS FASTTRANS
THỦ TỤC HẢI QUAN
THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O)
C/O Là Gì ?
C/O tiếng Anh viết đầy đủ là Certificate of Origin là loại chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.
C/O là một chứng từ cực kỳ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Hiểu rõ nội dung và biết cách sử dụng đúng sẽ giúp các nhà xuất nhập khẩu rất nhiều trong việc đáp ứng các quy định hiện hành, cũng như bảo vệ quyền lợi của mình với ưu đãi thuế. Như vậy, C/O là một loại giấy tờ về hàng hóa về xuất xứ.
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
(Điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP)
Như vậy, có thể thấy “Xuất xứ hàng hóa” chỉ được xác định khi hàng hóa đó có 1 trong 2 yếu tố sau đây:
+ Hàng hóa, bao gồm tất cả các thành phần cấu tạo nên nó, được sản xuất toàn bộ tại 1 quốc gia.
+ Hàng hóa được thực hiện công đoạn chế biến cơ bản, cuối cùng tại quốc gia nào thì mang xuất xứ của quốc gia đó và bước xác định các yếu tố cơ bản cuối cùng, then chốt này chính là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.
Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ, dù bạn là chủ hàng tự làm hay qua công ty dịch vụ khai báo hải quan thì đều cần kiểm tra và đối chiếu các số liệu, để tránh bị bác C/O, hoặc phải xác minh C/O thì cũng rất mất thời gian.
Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vai trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.
Còn về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch… Có lẽ ít chủ hàng quan tâm đến vấn đề này, nên tôi cũng không thảo luận thêm ở đây.
Bạn cũng có thể tham khảo Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.
Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ
Đến giữa năm 2022, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tương ứng với đó đều có mẫu giấy chứng nhận xuất xứ, để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt.
Ngoài ra, còn những mẫu C/O thường, xác nhận xuất xứ hàng hóa mà không cấp ưu đãi đặc biệt về thuế.
Vì thế, bạn sẽ thấy có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào.
Hiện phổ biến có những loại sau đây:
C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc).
C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu)
C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam - Hàn Quốc)
C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản)
C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ)
C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)
C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile)
C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia)
Xin C/O ở đâu?
Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định, cụ thể như sau:
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): cấp C/O form A, B…
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc gì, xin hãy vui lòng liên hệ chúng tôi.
Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc. Hotline: (+84) 862 677 887 hoặc qua website: www.fasttrans.com.vn